Mô tả
07 công dụng của tinh dầu Tràm gió
Tinh dầu từ cây Tràm có rất nhiều công dụng và hiệu quả tiện ích với đời sống con người. Nó giúp đẩy lùi và hỗ trợ các bệnh lý liên quan đến hô hấp. Hãy nhỏ vào bàn tay vài giọt tinh dầu, sau đó xoa đều làm nóng chân tay và cơ thể, bạn sẽ cảm thấy rất tuyệt vời đó. Các biểu hiện của sổ mũi, ho liên tục,…sẽ được ngăn chặn.
1. Chống nhiễm trùng đặc biệt hữu ích với các bệnh đường hô hấp
- Đây là tác dụng mạnh nhất của tinh dầu tràm gió với sức khỏe. Có được tác dụng này là nhờ hợp chất Cineol. Nó rất hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, vi rút và nấm. Ngăn ngừa dịch bệnh rất tốt.
2. Dầu Tràm trị ho, nghẹt mũi, sổ mũi, cảm cúm, viêm xoang
- Nhờ thành phần Cinoel có tính năng kháng khuẩn cao ở đường hô hấp giúp làm long đờm, tan nhớt hiệu quả mà dầu tràm được sử nhiều để xông mũi, xông họng và trị dứt các cơn ho. Nên có rất nhiều sản phẩm thuốc được chiết xuất từ dầu tràm dưới dạng xông, hít để đặc trị giảm ho.
3. Tinh dầu Tràm có tác dụng giảm đau
Đây là một loại thuốc giảm tự nhiên có hiệu quả cao. Bạn có thể dùng nó để giảm đau trong các trường hợp sau:
- Giảm đau cơ, khớp do hoạt động quá mức hoặc trong bệnh viêm khớp.
- Giảm đau đầu.
- Giảm đau răng, thường được dùng trong nha khoa.
- Bạn cũng có thể cho vài giọt dầu tràm vào ly nước ấm để uống để giảm cơn đau bụng do co thắt dạ dày.
4. Tăng tiết mồ hôi
- Nó giúp tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn đồng thời giúp tăng tiết mồ hôi. Nhờ khả năng này chúng ta có thể dùng tinh dầu tràm để hạ sốt, giải độc, giải cảm.
5. Tinh dầu Tràm có tác dụng khử khuẩn, virus, chống nấm
- Chúng ta cần thanh lọc không khí bằng tinh dầu tràm nguyên chất, cách thực hiện đơn giản bằng việc sử dụng máy khuếch tán, đèn xông hoặc nước nóng.
- Tràm sẽ được lan tỏa đến mọi ngóc nghách trong không gian, tiêu diệt nấm mốc, ức chế và chống lại virus, vi khuẩn gây hại, ổn định được môi trường, giúp cơ thể khỏe mạnh.
6. Trị mụn và giảm nhờn cho da hiệu quả
- Nhờ có tính sát khuẩn, làm se da nên chúng ta có thể dùng nó để trị mụn trứng cá, mụn mủ, viêm da, lang ben, hắc lào.
- Tuy nhiên nếu nói về khả năng trị mụn, tinh dầu tràm trà được đánh giá là đem lại hiệu quả cao hơn so với tinh dầu tràm gió.
7. Xua đuổi côn trùng, muỗi
- Hợp chất Cineol thành phần của tinh dầu tràm có tác dụng xua đuổi côn trùng như: muỗi, gián, ruồi… Vì vậy hãy thử cho một vài giọt tinh dầu này vào đèn xông tinh dầu và bật nó mỗi ngày.
- Tuy nhiên, nếu bạn muốn xua đuổi ong thì nên cân nhắc nha. Vì Cineol là một hợp chất có khả năng hấp dẫn loài ong!
- Thoa dầu tràm pha loãng lên da của bé hoặc cũng có thể cho bé tắm với nước có pha tinh dầu tràm.
Ngoài ra, để xử lý các vết tấy đỏ do muỗi hay côn trùng cắn trên da bé, bạn cũng có thể lấy dầu tràm thoa trực tiếp lên vết cắn, sẽ giảm sưng, đau và ngứa rất nhanh.
Cách sử dụng tinh dầu Tràm gió
1. Xông hương
Nhỏ từ 1 đến 3 giọt tinh dầu tràm vào đĩa chứa nước ấm hoặc nóng của đèn đốt tinh dầu, hoặc khoang chứa nước của máy khuếch tán, máy khử mùi ô tô sau đó bật đèn lên. Chú ý khi đổ nước tránh làm rớt vào bóng đèn dễ gây cháy bóng.
2. Xông hơi
Nhỏ từ 3-5 giọt tinh dầu vào nồi nước nóng hoặc máy xông mặt, dùng để xông mặt từ 5-10 phút, nhớ hít sâu, làm như vậy liên tục khoảng 10 phút.
3. Xông hơi giải cảm
Nhỏ hỗn hợp vài giọt tinh dầu Tràm và tinh dầu Sả chanh vào chậu nước nóng, dùng khăn trùm kín mặt và chậu nước, để hơi nóng tỏa lên mặt trong 15 phút, giúp ra mồ hôi, lưu thông khí huyết, làm cơ thể khỏe khoắn, hết cảm cúm. Cũng có thể nhỏ vài giọt tinh dầu Tràm vào bồn tắm nước ấm để tắm.
4. Đuổi muỗi
- Cách 1: Bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào nước lau sàn nhà. Mùi hương tinh dầu tràm sẽ khiến muỗi trú ngụ trong góc phòng phải bay hết đi, giúp không gian trong phòng không còn loài muỗi ẩn nấp.
- Cách 2: Cách đơn giản hơn đó là bạn có thể nhỏ 3 đến 5 giọt tinh dầu tràm và khăn bằng cotton rồi treo lên những vị trí có cần đuổi muỗi để mùi hương của chúng lan tỏa khiến loài muỗi không đến gần.
- Cách 3: Pha tinh dầu tràm nguyên chất với cồn để theo tỷ lệ 30 tinh dầu Tràm với 70 cồn y tế 70 độ rồi cho vào bình xịt. Như vậy là bạn đã có được một bình xịt đuổi muỗi hiệu quả mà lại rất an toàn cho sức khỏe.
- Cách 4: Bạn có thể dùng đèn đốt tinh dầu kết hợp với tinh dầu tràm – với cách này bạn vừa đuổi được muỗi vừa tạo được một không gian lãng mạn với mùi hương thật dễ chịu.
5. Khử mùi, diệt khuẩn, virus, lọc không khí
Đổ nước lọc bình thường vào máy khuếch tán theo mức min hoặc max, cho từ 1-3 giọt tinh dầu vào, sau đó bật máy khuếch tán lên. Hoặc nhỏ trực tiếp 2 hoặc 3 giọt tinh dầu tràm vào miếng để chân oto để khử mùi rất hiệu quả.
6. Đối với sử dụng cho em bé
Trị vết côn trùng cắn
- Khi bé bị con trùng cắn hay muỗi đốt chỉ cần thoa một chút dầu tràm lên vết cắn sẽ giảm sưng đỏ, ngứa và đau cho bé hiệu quả.
Chữa đầy hơi, khó tiêu
- Khi bé bị đầy bụng, khó tiêu chỉ cần cho một ít dầu tràm ra tay rồi massage nhẹ nhàng lên vùng bụng bằng các đầu ngón tay, theo chiều kim đồng hồ từ rốn bé ra ngoài, Cineol nhanh chóng thấm vào da, làm nóng vùng bụng và kích thích tuần hoàn máu.
- Việc này góp phần hỗ trợ kích thích nhu động ruột, đẩy khí ứ hơi thừa ra ngoài theo đường trung tiện nên giúp giảm dần triệu chứng đầy hơi, khó tiêu ở trẻ.
Massage cho bé
- Ceneol có trong dầu tràm giúp làm nóng, do đó giúp lưu thông khí huyết. Ông bà xưa vẫn sử dụng như một loại dầu dùng để massage tại nhà.
Trị cảm cúm cho trẻ
- Khi bé bị ho, mẹ chỉ cần dùng 1 ít tinh dầu tràm dầu tràm xoa vào tay mình, sau đó massage lên vùng lưng, ngực và cổ bé theo chiều kim đồng hồ, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới trong 2-3 ngày sẽ bớt.
Liều lượng sử dụng:
Dưới đây là liều lượng được khuyến cáo khi dùng dầu tràm cho các bé nhỏ:
- 5 giọt để pha vào nước tắm
- 1 giọt khi dùng để massage
- 1 giọt khi dùng để thoa lòng bàn chân
- 1 giọt để thoa những vết muỗi hay côn trùng cắn
- 3-4 giọt nhỏ vào nước khi xông hơi
Lưu ý khi sử dụng cho trẻ:
- Khi dùng dầu tràm cho bé, mẹ không nên thoa trực tiếp lên những vùng da nhạy cảm như vùng da mặt, đầu, cổ… vì tinh dầu có tính kích ứng mạnh có thể gây khó chịu cho bé.
- Cách chuyên gia y tế khuyên mẹ chỉ nên dùng dầu tràm khi các bé bị ho, bị cảm lạnh hay bị côn trùng cắn. Nếu bé hoàn toàn khỏe mạnh mẹ đừng lạm dụng dầu tràm vì thoa dầu tràm vào lúc con đang khỏe, vận động liên tục và ra mồ hôi nhiều có thể khiến làn da của con bị kích ứng.